Trang chủ - Nghiên Cứu - Pháp luật về đầu tư tại Việt Nam
Phần I |
PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt buộc phải thay đổi, phát triển hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về đầu tư và thương mại. Năm 1987 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và sau đó được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Đến năm 1a996, Quốc hội Việt nam đã ban hành mới Luật Đầu Tư Nước Ngoài tại Việt Nam, thay thế Luật đầu tư nước ngoài 1987 và cũng được sửa đổi bổ sung vào năm 2000. Trong khi đó, vào cùng thời điểm đầu thập niên 90, các hoạt động đầu tư do các nhà đầu tư trong nước thực hiện lại được điều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp (1999). Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Do vậy, năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2006. Các luật này thay thế Luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam và Luật Doanh nghiệp 1999. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thể chế và môi trường kinh doanh, Quốc hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật chứng khoán v.v… Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở pháp lý vững chắc để tạo nền tảng cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, cất cánh. |
|
Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước có thể lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp khi thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu đầu tư vào một số lĩnh vực có điều kiện theo cam kết WTO của Việt Nam thì một số hạn chế có thể được áp dụng. Các hạn chế đó có thể bao gồm hạn chế tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, ngành nghề không được phép đầu tư… Tuy nhiên, những hạn chế này cũng đang dần được tháo bỏ theo lộ trình mở cửa mà Việt Nam đã cam kết.. Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, có hai hình thức đầu tư là đầu tư “trực tiếp” và đầu tư “gián tiếp”. |
1.Hình thức đầu tư trực tiếp |
Hình thức đầu tư trực tiếp gồm có các hoạt động đầu tư sau đây: |
2.Hình thức đầu tư gián tiếp |
Hình thức đầu tư gián tiếp gồm có các hoạt động đầu tư sau đây: |
3.Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh |
Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Việt Nam nhưng mong muốn có hiện diện thương mại tại Việt Nam thì có thể lựa chọn thành lập Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh. Điều đáng lưu ý là Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tạo ra lợi nhuận. Trưởng văn phòng đại diện không được phép ký kết các hợp đồng thương mại trừ khi có sự ủy quyền từ công ty nước ngoài. Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện được pháp luật quy định khá rõ ràng. Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện được gửi tới Sở Công Thương. Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương sẽ xem xét và cấp giấy phép thành lập. Phí thành lập văn phòng đại diện là 1.000.000 Việt Nam đồng (khoảng 60 USD). Khác với Văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt nam. Chi nhánh không phải là một pháp nhân độc lập mà là một bộ phận của công ty nước ngoài. Về phương diện pháp lý, Chính phủ Việt Nam không hạn chế việc cho phép công ty nước ngoài thành lập chi nhánh. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh trong một số lĩnh vực bị hạn chế và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ cụ thể là ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, chứng khoán và quản lý quỹ. Trên thực tế hiện nay, rất ít chi nhánh của các công ty nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam bởi rất nhiều lý do khác nhau. |
B.THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐẦU TƯ |
Theo quy định của pháp luật về đầu tư, tất cả các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dù là dưới hình thức công ty 100% nước ngoài, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hình thức đầu tư trực tiếp khác đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư quy định rõ tên, loại hình công ty, phạm vi được phép hoạt động, người đại diện theo pháp luật, tổng số vốn đăng ký. Cần lưu ý thêm rằng, Giấy chứng nhận đầu tư được xem là giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cho phép công ty thành lập và hoạt động. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, trong quá trình hoạt động, công ty có thể phải xin các loại giấy phép, phê chuẩn từ những cơ quan khác nhau để thực hiện dự án. |
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư |
Để xin được Giấy chứng nhận đầu tư, tùy thuộc vào quy mô vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư phải tuân theo một trong hai thủ tục: (i) thủ tục đăng ký đầu tư; hoặc (ii) thủ tục thẩm tra dự án. Trên thực tế, thủ tục đăng ký đầu tư đơn giản hơn rất nhiều. |
a. Thủ tục đăng ký đầu tư: |
được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng (tương đương 17.5 triệu USD) và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. Theo quy định của pháp luật, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục này là 15 ngày làm việc |
b. Thủ tục thẩm tra dự án: |
được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ trở lên hoặc dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. Theo quy định của pháp luật, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục này là 45 ngày làm việc. |
|
Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư theo thủ tục đăng ký đầu tư gồm: (i) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; (ii) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; (iii) Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có). |
|
Trừ khi các luật chuyên ngành có quy định khác, Giấy chứng nhận đầu tư thường do Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh hoặc Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghiệp nơi thực hiện dự án đầu tư cấp. Tuy nhiên, đối với một số dự án đầu tư có điều kiện, có quy mô lớn hoặc quan trọng thì Giấy chứng nhận đầu tư chỉ được cấp cho nhà đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan đến dự án. Lưu ý rằng Ủy ban chứng khoán, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước là các cơ quan cấp phép đối với các dự án trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng hoặc lĩnh vực tương ứng. |
|
Thông thường thời hạn để cơ quan cấp phép đầu tư xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư khoảng từ 15 đến 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trên thực tế, thời hạn cấp phép đầu tư này có thể rút ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào từng dự án cụ thể và cơ quan cấp phép của mỗi địa phương. |
C. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP |
Pháp luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh Nghiệp (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Hợp tác xã (2003), Luật Các tổ chức tín dụng (1997, sửa đổi năm 2004), Luật Chứng khoán (2006) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm hay hạn chế của nó. Tùy vào nhu cầu phát triển kinh doanh của mình, các nhà đầu tư có thể tham gia, thành lập các loại hình doanh nghiệp sau: |
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Pháp luật Việt Nam quy định có hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. |
a. Đặc điểm: |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: |
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. |
|
• Các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp của mình nên ít rủi ro cho người góp vốn; |
|
• Việc chuyển nhượng vốn bị hạn chế và kiểm soát bởi các thành viên khác; |
|
• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; |
|
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý cao nhất của công ty cổ phần. |
c. Ưu điểm: |
• Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp; |
|
• Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông lớn, có thể phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích; |
|
|
a.Quản lý doanh nghiệp: |
Công ty hợp danh có hai loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. |
c. Ưu điểm: |
• Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh; |
|
• Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh rất cao. |
|
|
|
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. |
c. Ưu điểm |
• Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. |
d. Hạn chế |
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chính mình, chứ không giới hạn trong số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. |
|
|
b.Quản lý doanh nghiệp: |
Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. Ban quản trị hợp tác xã là bộ máy quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định. Ban kiểm soát là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợp tác xã, do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. |
6. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp |
Tuỳ theo quy mô và lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư tiến hành các quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các luật chuyên ngành khác. |
a. Nơi đăng ký: |
Nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành tại các Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoại trừ một số lĩnh vực đặc thù như chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm, nhà đầu tư phải đăng ký thành lập tại các cơ quan quản lý chuyên ngành như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính v.v.. |
b. Hồ sơ gồm: |
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; |
c. Thời hạn giải quyết hồ sơ: |
15 – 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ |
d. Lệ phí đăng ký kinh doanh: |
Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục khác để chính thức hoạt động như đăng ký con dấu tại cơ quan công an, mở tài khoản ngân hàng, bố cáo thành lập trên báo chí, đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế. |
PHẦN II |
LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỆT NAM THEO CAM KẾT GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) |
1. Dịch vụ kinh doanh |
Sau ngày 11/01/2011, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh các dịch vụ sau: dịch vụ kế toán, kiểm toán và sổ kế toán, dịch vụ thuế, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (được phép thành lập chi nhánh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sau ngày 11/01/2011), dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển, dịch vụ nghiên cứu thị trường, dịch vụ quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý. Đối với dịch vụ quảng cáo (trừ quảng cáo thuốc lá), nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên doanh mà không hạn chế phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh kể từ ngày 01/01/2009. Trong khi đó, từ ngày 11/01/2010, nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu đến 51% vốn điều lệ của liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ. Hai năm sau đó, nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đối với dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 51% vốn điều lệ trong các liên doanh với đối tác Việt Nam. Sau ngày 11/01/2011, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập. Việt Nam cho phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 50% vốn điều lệ của liên doanh. Sau ngày 11/01/2012, Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đối với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác), nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 51% vốn điều lệ của công ty liên doanh và được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hai năm sau đó. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp, và sở hữu đến 51% vốn pháp định trong liên doanh. |
2.Dịch vụ phân |
Kể từ ngày 01/01/2009, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại ngoại trừ một số sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Sau ngày 11/1/2010, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bán buôn, bán lẻ và đại lý hoa hồng tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải không thuộc phạm vi cam kết trên của Việt Nam. Sau ngày 11/1/2010, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Các tiêu chí chính để kiểm tra là: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và và quy mô địa lý. Mặc dù Biểu Cam Kết đã nêu rõ lộ trình mở cửa lĩnh vực phân phối, trên thực tiễn, quy trình cấp phép đầu tư vẫn yêu cầu phải có sự phê duyệt của Bộ Công Thương cho từng trường hợp cụ thể. Do đó, vẫn còn rào cản để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận hoàn toàn thị trường phân phối Việt Nam. |
3.Dịch vụ tài chính |
Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm: |
4. Dịch vụ vận tải |
Dịch vụ vận tải biển: |
5.Dịch vụ thông tin |
Dịch vụ chuyển phát nhanh: |
6.Dịch vụ giáo dục |
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn và các dịch vụ giáo dục khác, ngoại trừ dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở. |
7.Dịch vụ môi trường |
Nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép thành lập liên doanh để kinh doanh các dịch vụ môi trường sau: (i) Dịch vụ xử lý nước thải; (ii) Dịch vụ xử lý rác thải; (iii) Dịch vụ làm sạch khí thải; (iv) và dịch vụ xử lý tiếng ồn; (v) Dịch vụ đánh giá tác động môi trường. Trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của liên doanh. Kể từ ngày 11/01/2011, được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để kinh doanh dịch vụ môi trường nêu trên. |
8.Dịch vụ dụ lịch |
Theo nội dung cam kết, đến trước ngày 11/01/2015, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Riêng với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung ứng dịch vụ đưa khách từ nước ngoài vào Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách do công ty đưa vào du lịch Việt Nam, không được cung ứng các dịch vụ đưa khách ra nước ngoài du lịch và tổ chức các tour trong nước cho khách trong nước. |
|
Kể từ ngày 11/01/2010, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và cả chi nhánh kinh doanh dịch vụ xây dựng và dịch vụ kỹ thuật có liên quan. |
|
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nội dung Biểu Cam kết cũng yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu Đô la Mỹ, cho bệnh xá đa khoa là 2 triệu Đô la Mỹ và cho các cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn Đô la Mỹ. |
11.Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể |
Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên doanh, với các đối tác Việt Nam đã được cấp phép để kinh doanh trò chơi điện tử. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định. Đối với dịch vụ giải trí, bao gồm: nhà hát, nhạc sống và xiếc chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 49% vốn pháp định trong các liên doanh sau ngày 11/01/2012. |
Các Tin Khác
- Khi nào hôn nhân thực tế được công nhận (18.09.2018)
- Tòa thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính nào (17.09.2018)
- Chia di sản thừa kế và những vướng mắt về thời hiệu (17.09.2018)
- Vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (23.01.2014)
- Trả lại giới tính thật cho người bị khiếm khuyết (24.01.2014)